Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

GÓC NỘI TRỢ

CHẢ CÁ BASA TRỘN VỚI RAU CẦN NƯỚC

Vật liệu: 300g chả cá basa (bán tại siêu thị); 3 bó rau cần nước; 100g hành tây cắt sợi ngâm giấm đường; 1 trái ớt sừng cắt sợi; 1 muỗng canh nước mắm; 1 muỗng canh nước nguội; 1 muỗng canh đường; 1 muỗng cà phê nước cốt trái chanh; 1 muỗng cà phê ớt băm nhuyễn; 1 muỗng canh tỏi phi vàng; 1 muỗng canh dầu; dưa leo tỉa hoa.

Thực hành:

1. Chả cá basa hấp chín, cắt lát mỏng vừa ăn.

2. Rau cần nhặt bỏ lá, lấy cọng, chần nước sôi, cho vào ngâm trong nước + đá đập nhỏ 10 phút, cho ra rổ vắt ráo nhẹ tay, cắt khúc dài 3cm.

3. Trộn đều chả cá + rau cần + hành tây + ớt sừng cắt sợi + dầu + tỏi phi vàng.

4. Khuấy đều nước + đường + nước cốt chanh, cho nước mắm + ớt băm vào.

5. Trang trí dưa leo tỉa hoa quanh viền đĩa, bày chả cá basa trộn rau cần nước vào đĩa, rưới đều nước mắm lên trên, trộn đều trước khi dùng.

RAU CÀNG CUA TRỘN TÔM


Vật liệu: 300g rau càng cua; 200g tôm; 1 muỗng canh dầu mè; 1 muỗng cà phê muối; 1/2 muỗng cà phê tiêu; 2 muỗng cà phê đường; 2 muỗng canh giấm; 2 muỗng nước nguội; 1/2 muỗng cà phê nước cốt trái chanh; dưa leo tỉa hoa trang trí.

Thực hành:

1. Rau càng cua nhặt, rửa vẩy ráo.

2. Tôm hấp chín, bóc vỏ.

3. Khuấy tan muối + đường với giấm và nước nguội, cho nước cốt chanh vào khuấy đều, cho dầu mè + tiêu vào.

4. Trang trí dưa leo tỉa hoa quanh viền đĩa, bày rau càng cua và tôm vào đĩa, rưới đều nước dầu giấm vào khi dùng.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

HAPPY BIRTHDAY

CHÚC MỪNG SINH NHẬT
MẠNH HÙNG

27-11-2009
Chúc bạn mạnh khỏe, yêu đời,
thành công trong cuộc sống.

THƠ

SINH NHẬT

Tặng em bông hồng bé nhỏ
Cười chút đi để làm duyên
Thắp lên nến hồng huyền diệu
Lung liêng má lúm đồng tiền

Tặng em hạt sương trên cỏ
Hồn nhiên đến nhói câu thơ
Bản nhạc tango anh viết
Tím sậm màu hoa mười giờ

Tặng em thơ ngây của tuổi
Niềm vui thánh thiện học trò
Dế mèn chơi đàn chẳng ngủ
Mây bay trắng ngập giấc mơ

Tặng em chút buồn duyên dáng
Trong veo ánh mắt bạn bè
Hạnh phúc đậu đầy vai áo
Hôm nay sinh nhật đó nghe!

Loan Tuyền
Thân tặng các bạn có sinh nhật trong tháng 11.

DU LỊCH ĐÓ ĐÂY

NÉT ĐẸP CỦA ĐÀ LẠT


ẢNH ĐẸP VỀ THIÊN NHIÊN

NHỮNG CÁNH BƯỚM XINH ĐẸP

Mời bạn ngắm các loại bướm đủ màu sắc và hoa văn đẹp mắt tại vườn bướm Colombia, nơi có 20 loài khác nhau.

Những cánh bướm xinh đẹp

Những cánh bướm xinh đẹp

Những cánh bướm xinh đẹp

Những cánh bướm xinh đẹp

Những cánh bướm xinh đẹp

Những cánh bướm xinh đẹp

Những cánh bướm xinh đẹp

Những cánh bướm xinh đẹp

Những cánh bướm xinh đẹp

Những cánh bướm xinh đẹp

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

TÙY BÚT

Ô KÌA SẮP ĐẾN MÙA ĐÔNG!

Phố đêm tấp nập cùng những ánh đèn đường vàng óng từ trên cao tỏa xuống. Không khí se lạnh làm lòng người cảm giác như mùa đông đã về. Thu vẫn chưa đi qua nhưng dường như ta đã chạm vào đông. Phố vẫn âm thầm đón nhận hương hoa sữa ven đường, rất nhẹ, lẩn khuất trong sương đêm vô hình của thu. Ta bất chợt nhớ về những ngày xưa. Ngày xưa, ta chẳng bao giờ nghĩ sẽ thích mùa đông đến vậy. Đông lạnh lẽo với nhưng cơn gió rét buốt rít qua khe cửa, chẳng có gì ngoài bầu trời u ám. Ngày xưa, ta thích mùa hè... Cả một khoảng trời vui chơi rộng mở khi hè sang. Ta tha hồ thỏa thê bơi lội lặn ngụp với dòng sông. Tha hồ thả diều, đá bóng. Ta dường như chẳng bao giờ có khái niệm về sự nóng bức của mùa hè. Với ta, hè là cả một thiên đường. Mỗi lần hè sang ta lại được về quê. Quê ta, một mảnh đất không giàu, rất giống nhiều vùng quê thuần nông khác.


Khi còn là một đứa trẻ ta luôn háo hức được trở về nơi ta sinh ra, nơi chôn nhau cắt rốn. Chỉ khi đặt chân xuống xe thôi là ta đá phăng đôi dép vào gầm giường để được đi chân trần nhảy loi choi trên nền nhà đất mát lạnh. Quê ta hồi đó dường như chẳng ai đi dép, tất cả mọi người kể cả trẻ con. Chỉ khi trước bữa ăn tối mọi người mới lôi đôi dép ở gầm giường ra cầu ao rửa chân và giúp đôi dép hoàn thành chức năng của nó.


Về quê ta thích nhất là được nằm trên chiếc võng cói mắc giữa nhà ông nội, nó luôn kêu kẽo kẹt mỗt khi ta đu đưa. Ta thường nằm cuộn hai mép võng lại, đong đưa thật cao và rồi ngủ lúc nào không hay giữa trưa hè oi bức. Với ta, quê hương đúng là một chùm khế ngọt. Ta không thể nào quên những lần đi nhổ gốc thuốc lào đã bẻ hết lá để bắt những con giun béo ú về chăm lũ ngan. Ta cùng lũ em ở quê rủ nhau đi ăn trộm dưa, được đi gặt, được đẩy trục lúa nặng ì, được đi câu cùng anh, được tắm ao, trèo cây, chạy thóc khi trời mưa, được ăn những bữa cơm đạm bạc nhưng đậm chất đồng quê. Được biến mình thành một người dân quê thứ thiệt, thậm chí kể cả giọng nói. Sau những vụ hè như vậy ta thường đen bóng đi vì đày nắng. Mỗi lần cha đưa ta về luôn dặn cô dì chú bác đừng để ta ra nắng nhưng lần nào về đón cũng bất ngờ khi cậu con trai cởi áo ba lỗ ra. Cha luôn thấy nguyên hình chiếc áo ấy trên da, những chỗ nào áo che được đi thì trắng một chút những chỗ còn lại thì đen thui. Ông nội thường cười khà khà: "Đen cho nó khỏe", và lần nào cũng vậy sau mỗi dịp về quê thật lạ là ta lại béo ra.

Khi còn bé ta chỉ thấy mùa đông là lạnh cắt da cắt thịt, và mỗi lần tắm giặt vào mùa đông là cả một cực hình. Ta ghét phải giặt những chiếc áo len to sụ, tất nhiên lúc đó ta đủ tuổi để phải tự giặt những chiếc áo của mình. Mỗi lần tắm luôn phải ngồi co ro trong nhà tắm đợi mẹ mang nồi nước sôi vào để làm tan giá lạnh của nước máy. Lúc đó ta luôn ước mùa hè đến thật nhanh để được dội ào những gáo nước mát lạnh lên đầu và chẳng phải giặt những cái áo to sụ như vậy. Mùa hè đã níu kéo được ta suốt chặng đường dài của tuổi thơ nhưng dần dần mùa thu và mùa đông lại thế chỗ khi ta lớn lên. Mùa thu đến ầm thầm rồi bất chợt xôn xao với một trời đầy gió. Sau nhà là bãi sông với một con đê dài, ở đó có những cây bạch đàn cao vút cứ mỗi đợt gió là ngọn cây bị vít cong xuống và lao xao. Có mùa thu trời đầy gió ta mang diều của mùa hè ra thả, và rồi phải cố gắng lắm mới kéo được nó xuống vì những đợt gió chỉ muốn cuốn phăng nó đi. Còn giờ đây, ta tự hào với các bạn miền Nam là ta có mùa đông. Ta được mặc chiếc áo len cao cổ ra đường, mỉm cười nhìn những thiếu nữ mặc những bộ quần áo mốt của mùa đông, đeo những đôi găng tay nhỏ nhắn nhìn như búp bế và có đôi má ửng hồng vì lạnh. Được co ro ngồi vệ đường cùng bạn bè thưởng thức bắp ngô nướng hay hạt dẻ nóng. Được cuộn tròn trong chăn bông ngủ nướng mỗi sáng. Và đặc biệt có thể là được ai đó ngồi sau ôm eo, hai tay cho vào túi áo mình, tình tứ dạo quanh phố phường mà chẳng ngại ngần. Mỗi đợt gió về ta lại thì thầm một mình: Ô kìa sắp đến mùa đông...

(Sưu tầm)

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

HAPPY TEACHER'S DAY


NHÂN NGÀY HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO THÂN CHÚC CÁC BẠN LỚP 15 ANH LUÔN DỒI DÀO SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG SỰ NGHIỆP "TRỒNG NGƯỜI".
CHÚC CÁC BẠN CÓ MỘT NGÀY LỄ VUI VẺ VÀ ĐẦY Ý NGHĨA BÊN HỌC TRÒ, ĐỒNG NGHIỆP VÀ GIA ĐÌNH.

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2009

DU LỊCH ĐÓ ĐÂY

LÊN XỨ HOA ĐÀO

Trong tâm trạng bổi hồi bồi hồi, những người khách mới đặt chân lên đất Đà Lạt lần đầu tiên nhanh chóng xích lại gần nhau, làm quen nhau trong làn hương thơm thoang thoảng của chè Bảo Lộc, cà phê Buôn Mê Thuột.

Tôi, người Hà Nội, tôi nói tôi từ Hà Nội vào. Bạn, người thành phố Hồ Chí Minh, bạn bảo bạn từ thành phố Hồ Chí Minh ra. Còn bạn gái, bạn lại kể bạn từ thành phố Nha Trang lên... Thì ra tiếng Việt diễn đạt như vậy thật là phong phú linh hoạt mà cũng thật là chính xác. Bởi lẽ từ Hà Nội đến với Đà Lạt là từ ngoài bắc vào. Từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt là từ trong nam ra. Còn từ Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết ... lên Đà Lạt là một thành phố bình sơn, trên một bề mặt có độ cao 1.500m so với mực nước biển, thuộc khối núi và cao nguyên Nam Trung Bộ, một trong những khối nền móng lớn tạo dựng nên lãnh thổ nước ta, tồn tại cách đây hàng nghìn triệu năm.

Trong buổi hội ngộ đầu tiên chưa ai muốn và chắc chắn cũng là cũng chưa ai có thể, phát biểu một cảm tưởng chung về "xứ hoa đào" vì đều sợ mang tiếng là vội vã và cảm tính. Tuy nhiên vẫn có một ý kiến được nhiều người tỏ ý tán đồng, đó là không thể đặt Đà Lạt tách rời khỏi một cụm các thành phố khác ở miền Nam, ít ra là các thành phố lớn như Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh. Khó có thể tưởng tượng ra một người khách du lịch nước ngoài nào đó lại chỉ có nguyện vọng đáp máy bay đến thẳng Đà Lạt, để rồi lại từ đó quay trở về ngay nước họ cũng bằng máy bay! Nếu quá bị hấp dẫn bởi thành phố đã được mệnh danh là "Paris nhỏ" mà bạn có ý định sử dụng một phương tiện giao thông nhanh nhất để mau tới Đà Lạt bỏ qua những con đường vượt núi, băng đèo đầy kỳ thú của xứ sở Tây Nguyên thì quả là một điều đáng tiếc đối với một khách du lịch !

Là trái tim của khối núi và cao nguyên Nam Trung Bộ hùng vĩ, từ biển Đông nhìn vào Đà Lạt như một bức tường thành vĩ đại, thu hút về đây tất cả những tuyến đường giao thông huyết mạch của toàn vùng. Điểm hội tụ này cũng là nơi xuất phát của những tuyến đường thông thương với các tỉnh, các thành phố của miền Nam.

Đà Lạt nằm trên tầng cao nhất của hệ thống cao nguyên xếp tầng, rất đặc trưng cho vùng Tây Nguyên. Nhìn trên một mặt cắt địa hình thì thấy rất rõ hình dạng những nấc thang khổng lồ, chênh nhau chừng 500m. Hiện tượng này không hề thấy lặp lại ở bất kỳ khu vực núi nào trên lãnh thổ nước ta. Hình thế đó khiến cho từ mọi ngả đường đi lên Đà Lạt đều có cảm giác như trên một chiếc thang trời. Nấc thang cuối cùng đưa du khách đặt chân lên Đà Lạt bao giờ cũng được cảm nhận một cách rõ ràng bằng tất cả các giác quan trong cơ thể.

Trong những con đường dẫn tới Đà Lạt thì dài nhất và có lẽ cũng đông vui nhất, là con đường xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, với độ dài chừng 300 km. Theo tuyến đường này, ô tô chạy qua đoạn đầu tiên trên quốc lộ số một chừng 67 km, qua hàng loạt các thị trấn đông vui, sầm uất như Biên Hoà, Hố Nai, Trảng Bôm, Dầu Giây v.v... với những mặt hàng công nghệ đa dạng của Sài Gòn, xen với những sản phẩm nông nghiệp phong phú của vùng ven thành phố và các lâm sản đặc sắc của vùng rừng núi Tây Nguyên. Toàn bộ đoạn đường trên nằm dưới độ cao 100 m so với mực nước biển. Chốc chốc lại bắt gặp những rừng cao su thẳng tắp với sức sống mãnh liệt, dòng nhựa căng tràn, nối đuôi nhau lao vun vút về phía sau xe, để lại cho người ngồi trên xe bao nhiêu cảm xúc buồn vui lẫn lộn. Cao su miền Đông Nam Bộ đã từ lâu nổi tiếng trên thị trường quốc tế và hiện nay cao su vẫn đang là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng làm giàu cho miền Nam, cho đất nước. Trên từng gốc cao su của miền Đông Nam Bộ cũng đã từng xảy ra bao nhiêu sự kiện lịch sử đau thương và oanh liệt...

Xe đang chạy trên đoạn đường nhựa bóng loáng, bằng phẳng, êm ru, bỗng tốc độ giảm dần, xe hơi có vẻ đu đưa rồi rẽ quặt sang trái, bỏ quốc lộ 1 bắt vào đường 20, đi theo hướng đông bắc. Từ đây đường có dạng hơi lượn sóng, gây cảm giác hơi bồng bềnh như được ru trong nôi. Như vậy là xe đã đưa các bạn chuyển sang bậc thứ hai của chiếc thang trời một cách nhẹ nhàng, êm ái, trên độ cao dao động 100-200 m thuộc vùng gò đồi miền Đông Nam Bộ.

Thông thương với Đà Lạt, quốc lộ 20 là con đường quan trọng nhất. Về phía Tây từ Buôn Mê Thuột đến theo đường 21, chạy tới Đức Trọng rồi bắt vào đường 20, lên Đà Lạt. Về phía đông từ Phan Thiết lên, theo đường 12 qua Gia Bắc, đến Di Linh rồi cũng sẽ rẽ sang đường để lên Đà Lạt.

Người dẫn đường thông báo du khách đã cách xa thành phố Hồ Chí Minh 157 km, xe giảm tốc độ một cách rõ rệt. Tiếng máy gầm gừ to hơn. Ngồi trên xe cảm nhận rõ ràng xe đang leo dốc. Sau chừng gần ba mươi phút xe chinh phục một cái dốc dài khoảng 19-20 km. Tiếng người hướng dẫn vang lên: "Đây là thị trấn Bảo Lộc", nơi từ lâu nổi tiếng bởi thứ chè B'lao thơm ngon, tinh khiết. Vâng, Bảo Lộc còn gọi là B'lao. Những người sành uống trà trao đổi với nhau rằng chè B'lao ủ nóng lâu mới ngấm và chính nước hai mới cho đủ vị chan chát, ngòn gnọt của tinh chè và hương chè mới đủ đượm, đủ nồng. Mấy ông người miền Nam lại bảo rằng trà B'lao nổi tiếng là trà đen, uống với đường viên theo "gu tây", chứ trà xanh thì vẫn chưa sánh nổi với chè Thái. Song, về năng suất sản lượng thì không vùng chè nào cao như chè Bảo Lộc.

Từ đỉnh đèo Bảo Lộc trở đi con đường 20 chạy trên mặt bằng của một cao nguyên đất đỏ bazan, đưa du khách lên độ cao xấp xỉ 1.000 m trên mực nước biển. Ngay từ những bài tập đọc đầu tiên về địa lý Tổ quốc người ta đã chủ trương khắc sâu cho trẻ em những kiến thức về một vùng cao nguyên đất đỏ của Nam Trung Bộ có tầm quan trọng cực kỳ to lớn về mặt tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Người ta nhấn mạnh ba cao nguyên lớn, coi như những bề mặt điển hình tạo nên cái hình tượng "cao nguyên xếp tầng". Đó là cao nguyên Đắc Lắc ở độ cao 400-500 m, cao nguyên Di Linh ở độ cao 900-1.000 m và cao nhất là cao nguyên Lâm Viên (Lang Biang) ở độ cao trên dưới 1.500 m. Đèo Bảo Lộc là cửa ngõ của cao nguyên Di Linh, một loại cao nguyên bóc mòn, phần lớn diện tích được phủ bởi đất đỏ bazan. Có lên đây thì khái niệm về một cao nguyên mới được minh họa một cách chính xác. Rõ ràng bề mặt cao nguyên Di Linh có dáng dấp của một đồng bằng trên cao, có bề mặt bằng phẳng, bị chia cắt yếu và phân biệt với các khu vực xung quanh bởi các sườn rất dốc. Có lên đây mới biết đầy đủ, chính xác về đất đỏ bazan. Đất đồi núi của nước ta hình thành trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong thành phần đất còn giữ lại nhiều oxyt sắt, oxyt nhôm thì đất ở đâu mà chẳng có màu trong thang từ vàng đến đỏ nâu. Nhưng cái màu đỏ của đất hình thành trên đá bazan là một màu đỏ của đất hình thành trên đá bazan là một màu đỏ nâu sẫm rất đặc biệt, đến nỗi không thể lẫn lộn với bất kỳ loại đất đỏ nào khác ở xung quanh. Ở CÁC KHU VỰC MIỀN NÚI KHÁC TRÊN đất nước ta lác đác cũng có gặp loại đất đỏ này như ở Tây Nguyên, ở Phủ Quỳ, Vĩnh Linh..., song tập trung nhất vẫn là ở các cao nguyên Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Thứ đất đỏ bazan này rất tơi xốp, giàu phì liệu cho năng suất cây trồng cao, đặc biệt thích ứng với các loài cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày như cà phê, cao su, ca cao, hồ tiêu... Dọc tuyến đường dù xe chạy nhanh tới 60-80 km/giờ, ta cũng vẫn kịp nhận ra những "bãi mía, nương dâu" bạt ngàn tưởng như vô tận. Các trái cây của đồng đất bazan bán la liệt trên các chợ ven đường, hương vị đậm đà, đặc sắc khó quên.

Vì ấn tượng quá sâu sắc với rừng thông Đà Lạt nên vừa thoáng trông thấy một cánh rừng thông, một du khách nào đó đã đứng nhổm dậy, reo to "A! đến Đà Lạt rồi!". Xin thưa: Đây chưa phải là Đà Lạt ! Xe tạm dừng bánh, mời bạn nghỉ chân, bạn hãy ngắt một nhánh thông, ép vào sổ nhật ký hành trình, mang lên Đà Lạt, chúng ta sẽ có dịp so sánh xem thông Đà Lạt có gì khác biệt?

Qua thị trấn Di Linh sầm uất, thay da đổi thịt hàng ngày, nhà máy, cửa hiệu mọc lên mỗi ngày một nhiều, mang tính cửa ngõ, trung chuyển giữa miền Đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu và vùng núi cao nguyên, Tây Nguyên hùng vĩ và giàu đẹp, xe lăn bánh với tốc độ lớn trên tuyến đường nhựa láng bóng dài chừng 70 km nữa. Tuyến đường này gây ấn tượng sâu sắc cho những ai mới đặt chân lên đất Tây Nguyên lần đầu. Không thể tìm ra trong khu vực núi Đông Bắc, Tây Bắc hoặc Trường Sơn bắc một con đường bằng phẳng cho phép ô tô phóng với tốc độ nhanh đến thế.

Quả là con đường trên cao mà bằng phẳng lạ. Nếu như không có những cánh rừng gần xa che chắn tầm mắt thì những du khách từ các tỉnh đồng bằng lên sẽ có lúc quên khuấy đi là xe đang chạy trên khu vực miền núi.

Và rồi tấm biển chỉ đường với ký hiệu lên dốc, vòng vèo liên tục xuất hiện. Ô tô dừng bánh trên đoạn đường mà cây rừng hai bên đường giao tán, tạo bóng rợp ngay cả lúc giữa trưa mùa hè nắng chói chang. Đây là điểm cuối đoạn đường trên cao nguyên Di Linh, hành khách nghỉ ngơi ít phút. Bên đường có các quán dịch vụ sạch sẽ, lịch sự. Đó đây ơi ới tiếng cười chào khách mua chè Bảo Lộc, cà phê Buôn Mê Thuột, actisô Đà Lạt...

Xe tiếp tục leo dốc, lên bậc cuối cùng của chiếc thang trời khổng lồ, tới bề mặt cao nguyên Lâm Viên, vào thành phố Đà Lạt.

Nếu bạn không khỏe lắm thì sau một tuyến đường dài gần 300 km, cơ thể đã thấm mệt. Xe leo dốc theo những khúc uốn vòng vèo liên tục, nhiều khi các đoạn đường như chồng lên nhau ở những độ cao khác nhau, hướng chung là đi lên nhưng thỉnh thoảng cũng lao xuống những đoạn dốc nhỏ, có lúc làm cho người thoáng lâng lâng cái cảm giác hẫng, hụt, mất trọng lượng, có thể tới hơi nôn nao... Nhưng trong bạn đã có một sức mạnh mới làm cho tầm thần phấn chấn; đó là sự náo nức sắp được thấy Đà Lạt, được đặt chân lên thành phố "Paris nhỏ" ! Mặt khác lên đến độ cao này không khí loãng hơn một chút, áp suất không khí giảm xuống một chút khiến cho máu lưu thông dễ dàng, người bình thường sẽ cảm thấy khỏe khoắn hẳn ra. Thêm vào đó mùi dầu thơm tê-rê-ben-tin từ nhựa thông bay ra, theo cơ quan hô hấp vào cơ thể, thấm vào từng đường gân, thớ thịt khiến cho ta cảm thấy nhẹ nhõm, sảng khoái, làm tiêu tan hiện tượng chóng mặt hoặc nhức đầu.

Ai lên xứ hoa đào?

Loa loa loa, mai anh đào đã nở có ai đi ngắm với tui khôngggggggggggg?
TL

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2009

NGƯỜI MẪU NHÍ

Chân dung vui


Model : Chích Chòe

Photo : TK

Location: Lan Rừng Resort -VT

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2009

CHÙM TRUYỆN CƯỜI VỀ CÁC PHI CÔNG

KHÔNG THỂ TỪ TỪ

Ảnh:
Ảnh: Dreamstime.

Một hành khách hớt hải gọi taxi: “Ông làm ơn chở gấp tới phi trường”.

Tài xế bắt chuyện:

- Ông đi chuyến bay nào?

- 386 đi Paris!

- Ồ, vậy thì việc gì phải gấp, radio đã thông báo là chuyến bay này bị hoãn rồi! – ông tài xế tỏ ra sành sỏi việc nắm bắt thông tin.

- Khỉ ạ! Nhanh lên, tôi là phi công chuyến bay đó!

BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Một bác phi công già đã về hưu luôn tỏ ra chán đời vì chứng bệnh ngoại tình của vợ. Một hôm, ông trở về nhà trong tình trạng say bét nhè. Trước khi chui vào giường với vợ, anh ta hỏi.

- Alô, Boeing 737 số 22 xin phép hạ cánh. Sân bay nghe rõ trả lời.

Cô vợ còn rất trẻ và đang làm việc ở phòng điều phối các chuyến bay trả lời một cách rõ ràng:

- Sân bay nghe rõ. Boeing 737 số 22 sẽ hạ cánh sau khi Airbus 300 số 21 cất cánh an toàn! Hết.

PHI CÔNG TÓC VÀNG HOE

Một cô gái tóc vàng hoe quyết định học lái máy bay lên thẳng. Đến hôm thực hành, cô đến sân bay nhưng ở đó chỉ còn duy nhất một chiếc trực thăng một người lái. Người hướng dẫn quyết định để cô bay một mình và hướng dẫn cô qua sóng vô tuyến.

Thế là cô gái lên máy bay. Chiếc trực thăng đạt độ cao 300 m và mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp. Đến độ cao 600 m, cô và người hướng dẫn vẫn giữ liên lạc với nhau qua sóng vô tuyến.

Nhưng đến độ cao 900 m, chiếc trực thăng đột ngột giảm độ cao nhanh chóng. Nó bay lướt qua một vài ngọn cây và rơi xuống ngay khu rừng gần đó. Người hướng dẫn liền nhảy vào xe và chạy ngay đến nơi xảy ra tai nạn. Khi ông vừa đến nơi thì cô gái tóc vàng hoe lồm cồm bò ra khỏi xác máy bay.

- Chuyện gì xảy ra vậy? – Người hướng dẫn hỏi – Tất cả đều tốt đẹp cho tới khi cô đạt độ cao 900 m. Vậy chuyện gì xảy ra sau đó?

- Tôi lạnh quá – Cô gái trả lời – Thế là tôi tắt cái cánh quạt lớn đi.

GÓC NỘI TRỢ

GIỮ THỰC PHẨM ĐƯỢC TƯƠI LÂU


Do bận rộn với công việc, chị em mình thường ít có dịp đi chợ. Sáng chủ nhật chắc chắn sẽ là dịp đi chợ cho cả tuần. Vậy làm sao ta có thể giữ thực phẩm được lâu? Sau đây là vài mẹo nhỏ giúp bạn có thể trữ thực phẩm trong nhiều ngày.

Dưa chuột:

Lấy một cái tô đựng nước, pha chút muối nhạt, cắm phần cuống trái dưa xuống nước ngập độ 1/3 trái dưa, để nơi thoáng mát hoặc ngăn mát của tủ lạnh. Mỗi ngày nhớ thay nước một lần, đảm bảo dưa của bạn sẽ tươi cả tuần.


Cam, chanh, bưởi:

Bạn nên chọn những quả còn cả cuống, dùng vôi phết lên đầu cuống, với cách này, bạn có thể để cam, chanh, bưởi nhiều ngày mà không sợ bị hỏng.


Khoai tây:

Khoai tây rất dễ bảo quản, bạn chỉ cần cho khoai vào thúng, rồi đặt chỗ thoáng mát, tránh không cho khoai tiếp xúc với mặt đất,, bạn sẽ có khoai dự trữ từ 1 đến 2 tháng.


Bột mì:

Muốn bột mì không bị mốc, bạn trộn vào bột một ít muối theo tỉ lệ 5 gr muối cho một kg bột. Với một lượng muối ít như vậy bột mì của bạn sẽ không bị mặn, nhưng muối sẽ giúp giữ bột mì không bị vi khuẩn nấm mốc tấn công.


Bánh mì:

Bánh mì mua về bạn hãy gói ngay vào bao nylon bọc kín bên trong có một cục đường phèn rồi để vào ngăn đá của tủ lạnh. Bằng cách này bạn có thề giữ bánh mì cả tháng.


Thịt các loại:



Thịt heo, hay gà, vịt nếu bạn muốn giữ để dùng dần có thể cho vào ngăn đá của tủ lạnh, hoặc bảo quản theo cách sau: xếp thịt vào âu sau đó trải một lớp mỏng muối hạt lên trên, thịt có thể giữ được bằng cách này trong 3 ngày.


Rau xanh:

Rau xanh mua về, bạn nên nhặt sạch sẽ, không cần rửa, cho vào bịch nylon có lỗ khí thoát hơi, cất giữ trong ngăn mát tủ lạnh. Rau của bạn cả tuần vẫn tươi xanh.

Loan Tuyền (ST)