Khi mắt không đếm được số ngón tay trên một bàn tay xòe ra ở khoảng cách 3m và hai mắt đo trên thang thị lực dưới mức 3/60 thì mắt được xem là kém, cần được điều trị. Những nguyên nhân gây mù và mắt kém thường là bệnh nhân có tiền sử với đục thủy tinh thể, bệnh mắt hột, bệnh đáy mắt do nhiễm trùng, bệnh mắt ở trẻ em, tật khúc xạ…
Theo thống kê của BV, hiện trẻ em chiếm 3% tổng số người mù. Đây là một con số đáng lo ngại. Bệnh lý và cách can thiệp ở trẻ hoàn toàn khác người lớn, cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời và theo dõi lâu dài.
Ngoài ra, trẻ em và phụ nữ còn là đối tượng dễ mắc một số bệnh mắt nguy hiểm đến tính mạng như:
Bệnh mắt hột
Trước đây, mắt hột là bệnh rất phổ biến vì lây lan nhanh qua tiếp xúc với nước mắt người bệnh. Bệnh nhân đau mắt hột dễ biến chứng thành quặm mắt và dẫn tới mù lòa.
Thiếu vitamin A cho mắt
Bệnh này còn gọi là bệnh khô mắt, thường xảy ra ở trẻ từ 6-36 tháng tuổi. Thiếu vitamin A là hậu quả của suy dinh dưỡng, sởi, tiêu chảy. Bệnh diễn tiến rất nhanh, làm loét và thủng giác mạc, sau khi lành bệnh để lại biến chứng là những sẹo lớn gây mất thẩm mỹ.
Bệnh mắt do đái tháo đường
Thường xảy ra ở phụ nữ dưới 30 tuổi. Bệnh này diễn tiến âm thầm, thời điểm mắc bệnh và phát hiện bệnh khác nhau nên chỉ có kiểm tra đường huyết mới phát hiện được. Khi xuất hiện những yếu tố: kiểm soát đường huyết không tốt, mắc bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, có thai, tăng cholesterol… càng dễ dẫn đến bệnh mắt do đái tháo đường.
Bệnh làm đau nhức mắt dữ dội, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Đa số bệnh nhân than phiền, mất ngủ vì những cơn đau. Ngoài ra, bệnh còn để lại biến chứng nặng nề cho bệnh nhân như xuất huyết, vàng và bong võng mạc, mạch máu vỡ gây mù.
Đối với bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh có thể gây mù bất cứ lúc nào. Phù hoàng điểm cũng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh võng mạc đái tháo đường. Nếu điều trị kịp thời và theo dõi chặt chẽ sẽ giảm được 95% nguy cơ gây mù. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả trên, bệnh nhân cần khám mắt 6 tháng/lần, khám mỗi năm sau khi được chẩn đoán bệnh. Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường nên khám sớm trong 3 tháng đầu. Những lần tái khám tiếp theo cần phải tuân thủ theo lịch của bác sĩ điều trị, tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét