Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2010

GÓC NỘI TRỢ

CÁC MÓN ĂN TỪ SEN
Sen, biểu tượng của sự thanh khiết, gần gũi, thân quen và luôn được trân trọng. Món ăn từ sen cũng vì thế mà mang hương, mang sắc, thanh tao quý phái nhưng lại dân dã, mộc mạc. Từ sen, người làm bếp có cảm hứng để sáng tạo những món ăn lạ miệng, bởi nó là loại thực phẩm đặc biệt. Từ củ, rễ, hoa, lá, nhụy đến ngó sen đều có thể là nguyên liệu chính trong những món ăn và đều là những liều thuốc quý.

GÀ TIỀM HẠT SEN NGŨ QUẢ

Khẩu phần: hai khách

Thời gian thực hiện: 30 phút

I. Thành phần nguyên liệu

Gà mái dầu: 400g; táo tàu: 80g; kỷ tử: 10g; nhãn nhục: 10g; cam thảo: 5g; nấm đông cô: bảy nấm; nấm tuyết: 5g; hạt sen: 200g; củ sen: 100g; ngò rí: 10g; nước mắm, muối, tiêu, đường, bột nêm, dầu thực vật: tùy ý; hành tím: 10g; nước dùng gà: một lít.

II. Cách làm

* Sơ chế sạch thịt gà và rau củ quả.

* Chặt gà theo hình hộp diêm, ướp gia vị bảy phút.

* Phi dầu với hành tím, có mùi thơm thì cho thịt gà vào xào đến khi thịt săn lại.

* Cho nước dùng, hầm năm phút, tiếp đến cho củ sen, hạt sen vào hầm năm phút; cho táo tàu, kỷ tử, nhãn nhục, cam thảo, nấm đông cô nấu 10 phút. Nêm gia vị vừa ăn, thêm nấm tuyết, nấu hai phút. Dùng nóng.

CANH GÀ NẤU SEN

Khẩu phần: hai khách

Thời gian thực hiện: 30 phút

I. Thành phần nguyên liệu

Thịt gà: 200g; hạt sen: 150g; củ sen: 200g; cà rốt: 200g; hành lá: 80g; hành tím: 50g; ngò rí: 50g; nước mắm, muối, bột nêm, đường, dầu thực vật, tiêu, nước tương: tùy ý; nước dùng: một lít.

II. Cách làm

* Sơ chế sạch thịt gà và rau củ quả.

* Thịt gà chặt kích cỡ 3cm hình hộp diêm.

* Hành tím băm nhỏ.

* Ướp gia vị năm phút.

* Nấu nước dùng sôi, cho thịt gà, hạt sen, cà rốt và củ sen nấu 10 phút. Khi tất cả nguyên liệu đã mềm, nêm gia vị vừa ăn. Hoàn thành món ăn. Dùng nóng.

CƠM GÀ NẤU SEN


Khẩu phần: một khách

Thời gian thực hiện: 20 phút

I. Thành phần nguyên liệu

Đùi gà: một; gạo thơm: 200g; lá sen: hai lá; hạt sen: 100g; hành tím: một củ.

Gia vị: tiêu, muối, nước mắm, hạt nêm, đường, nước tương, dầu thực vật.

II. Cách làm

* Nấu cơm cùng hạt sen, sao cho cơm có mùi thơm sen.

* Gà làm sạch, ướp gia vị và rô ti.

* Cho cơm vào xửng tre, hấp năm phút.

* Dùng nóng ăn kèm với nước tương.

CHÈ HẠT SEN BỌC NHÃN LỒNG

Khẩu phần: 10 khách

Thời gian thực hiện: 20 phút

I. Thành phần nguyên liệu

Hạt sen tươi: 200g; nhãn lồng: 2kg; đường phèn: 700g; vani: một ống; lá dứa: 100g; nước sạch: hai lít.

II. Cách làm

* Sơ chế hạt sen sạch (lấy tim sen để không bị đắng), nấu 15 phút. Chú ý hầm lửa nhỏ, trong khi hầm, cho lá dứa để có mùi thơm. Khi hạt sen mềm, vớt ra để ráo và nguội.

* Nhãn lấy hạt, sao cho thịt nhãn không bị nát để nhồi hạt sen. Ngâm nhãn trong nước đường năm phút.

* Nấu nước đường phèn cùng lá dứa và lọc qua rây.

* Nhồi hạt sen vào thịt nhãn, cho vào nước đường phèn đã nấu, nấu năm phút. Tắt lửa và cho vani vào. Hoàn thành món chè hạt sen bọc nhãn lồng.



GÓC SỨC KHỎE

NHỮNG BỆNH NGUY HIỂM VỀ MẮT
Đôi mắt được ví như cửa sổ tâm hồn. Một khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra từ mắt, não sẽ không tiếp nhận được thông tin hình ảnh một cách chính xác.

Khi mắt không đếm được số ngón tay trên một bàn tay xòe ra ở khoảng cách 3m và hai mắt đo trên thang thị lực dưới mức 3/60 thì mắt được xem là kém, cần được điều trị. Những nguyên nhân gây mù và mắt kém thường là bệnh nhân có tiền sử với đục thủy tinh thể, bệnh mắt hột, bệnh đáy mắt do nhiễm trùng, bệnh mắt ở trẻ em, tật khúc xạ…

Theo thống kê của BV, hiện trẻ em chiếm 3% tổng số người mù. Đây là một con số đáng lo ngại. Bệnh lý và cách can thiệp ở trẻ hoàn toàn khác người lớn, cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời và theo dõi lâu dài.

Ngoài ra, trẻ em và phụ nữ còn là đối tượng dễ mắc một số bệnh mắt nguy hiểm đến tính mạng như:

Bệnh mắt hột

Trước đây, mắt hột là bệnh rất phổ biến vì lây lan nhanh qua tiếp xúc với nước mắt người bệnh. Bệnh nhân đau mắt hột dễ biến chứng thành quặm mắt và dẫn tới mù lòa.

Thiếu vitamin A cho mắt

Bệnh này còn gọi là bệnh khô mắt, thường xảy ra ở trẻ từ 6-36 tháng tuổi. Thiếu vitamin A là hậu quả của suy dinh dưỡng, sởi, tiêu chảy. Bệnh diễn tiến rất nhanh, làm loét và thủng giác mạc, sau khi lành bệnh để lại biến chứng là những sẹo lớn gây mất thẩm mỹ.

Bệnh mắt do đái tháo đường

Thường xảy ra ở phụ nữ dưới 30 tuổi. Bệnh này diễn tiến âm thầm, thời điểm mắc bệnh và phát hiện bệnh khác nhau nên chỉ có kiểm tra đường huyết mới phát hiện được. Khi xuất hiện những yếu tố: kiểm soát đường huyết không tốt, mắc bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, có thai, tăng cholesterol… càng dễ dẫn đến bệnh mắt do đái tháo đường.

Bệnh làm đau nhức mắt dữ dội, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Đa số bệnh nhân than phiền, mất ngủ vì những cơn đau. Ngoài ra, bệnh còn để lại biến chứng nặng nề cho bệnh nhân như xuất huyết, vàng và bong võng mạc, mạch máu vỡ gây mù.

Đối với bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh có thể gây mù bất cứ lúc nào. Phù hoàng điểm cũng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh võng mạc đái tháo đường. Nếu điều trị kịp thời và theo dõi chặt chẽ sẽ giảm được 95% nguy cơ gây mù. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả trên, bệnh nhân cần khám mắt 6 tháng/lần, khám mỗi năm sau khi được chẩn đoán bệnh. Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường nên khám sớm trong 3 tháng đầu. Những lần tái khám tiếp theo cần phải tuân thủ theo lịch của bác sĩ điều trị, tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2010

GÓC NỘI TRỢ

THỊT HEO NGÂM NƯỚC MẮM
Thịt heo ngâm nước mắm là một món ngon miệng, ăn không ngán, thường có trong ngày Tết của người Nam bộ.

Đây là món rất dễ làm, giữ được lâu, khi ăn chỉ mất vài phút để cắt, dọn ra. Thịt heo cắt mỏng, cuốn với bánh tráng, rau sống (xà lách, rau thơm các loại, chuối, khế…), kèm củ kiệu, đồ chua (hành tây, cà rốt cắt sợi ngâm qua nước giấm đường). Cái món cuốn cuốn, chấm chấm này có thể ăn quên no, lại ăn kèm nhiều rau nên không phải lo chuyện sức khỏe. Có lẽ cũng vì thế nên ngày Tết, nhà nào ở miền Nam cũng có một hũ thịt ngâm mời khách.


Thịt heo thường dùng ngâm nước mắm là thịt mông hoặc thịt đùi; chọn miếng thịt có da mỏng, mỡ không dày, ngon nhất là chọn miếng thịt có đủ ba phần da, mỡ và thịt dính liền lạc với nhau. Tuy nhiên, bạn có thể dùng thịt đùi trước, róc bỏ xương, để miếng thịt sau khi ngâm được mềm và đỡ xảm vì nạc nhiều. Cắt thịt thành từng miếng tùy ý, cuộn tròn miếng thịt lại, dùng chỉ ràng chặt quanh miếng thịt, luộc chín. Ràng chỉ để sau khi ngâm, miếng thịt cắt ra sẽ đẹp hơn. Nên cho thêm chút bột nêm vào nước luộc thịt khi còn là nước lạnh, thịt sẽ đậm vị hơn.

Nấu nước mắm đường theo phân lượng 1 chén nước mắm + một chén đường, canh nước vừa đủ để khi ngâm thịt chìm dưới mặt nước mắm đường khoảng vài phân. Nên dùng đường cát trắng để hỗn hợp ít ngọt, mùi nước mắm cũng không bị ảnh hưởng. Nếu muốn giữ lâu, tăng thêm lượng đường để tăng vị ngọt. Có thể dùng đường thẻ, đường thốt nốt cũng được nhưng mùi nước mắm ít nhiều sẽ bị lấn át và cần tính kỹ phân lượng để hỗn hợp không quá ngọt.


Cho thịt vào lọ thủy tinh, châm nước mắm đường vào ngập mặt thịt. Dùng đũa tre ép chặt thịt xuống, gài đũa trên mặt để thịt không nổi lên khỏi nước ngâm. Đậy kín nắp. Có thể cho thêm vào chút tiêu sọ giã giập, hũ thịt của bạn sẽ có thêm mùi thơm và vị cay nhẹ của tiêu. Thịt ngâm chỉ sau 2-3 ngày là đã thấm nước mắm. Thịt ngâm càng lâu càng thấm ngon. Ngâm lâu, phần mỡ sẽ trong và giòn.

Thay vì ngâm thịt heo, bạn cũng có thể làm thịt bò ngâm nước mắm với cách tương tự, ăn cũng không kém hấp dẫn. Với thịt bò, nên chọn bắp bò, lạng sạch những mảnh thịt bạc nhạc, để nguyên bắp luôc vừa chín tới là ngâm được. Thịt bò luộc chín quá sau khi ngâm thịt sẽ bị nát.

HAPPY NEW YEAR


TRƯỚC THỀM NĂM MỚI
CANH DẦN 2010

MẾN CHÚC TẤT CẢ CÁC THÀNH VIÊN LỚP 15 ANH
MỘT NĂM MỚI

AN KHANG THỊNH VƯỢNG
VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2010

Chuc mung sinh nhat


CHÚC MỪNG SINH NHẬT ANH THƯ 11-02-1010




Chúc chị có một sinh nhật vui vẽ, hạnh phúc, đầm ấm bên gia đình và người thân.

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2010

KHÉO TAY

CẮM HOA NGÀY TẾT

Mỗi gia đình trong dịp tết đều lên có một lọ hoa trên bàn vì nó làm cho nhà bạn đẹp và sang trọng hơn.Và theo ngườiÁ Châu Quan niệm ngày Tết nhà ai càng có thật nhiều hoa khoe sắc, thì sự may mắn sẽ tràn ngập trong suốt năm.Vì vậy chúng ta cùng nhau chuẩn bị một lọ hoa đón tết nào.

http://i4.photobucket.com/albums/y129/bangbang2602/DSC01154.jpg

Hoa Hướng Dương

Vật liệu:

1 bình sứ hoặc 1 ly thuỷ tinh lớn.
Sợi cọ nhuộm vàng.
5 bông hoa hướng dương lớn.
10 bông hướng dương nhỏ.

Cách thực hiện:

Dùng những sợi cọ vàng quấn vòng quanh bình. Khi gần hết chiều dài soị cọ, buộc thêm một đoạn mới và quấn cho đến khi hết bình.

Đổ đầy nước vào bình rồi cắm những cành hướng dương lớn xung quanh miệng bình. Nhớ để cành hướng dương nghiêng một chút để những cánh hoa rũ xuống. Cắm những cành nhỏ ở giữa và phủ kín những lỗ hổng bằng lá của chúng.

Hoa hồng

Vật liệu

32 đoá hồng màu cam.
32 đoá hồng màu vàng.
4 chậu vuông nhỏ không chảy nước.

Cách thực hiện:

Sử dụng một cái chậu để ước lượng và sắp những bông hồng.

Cắt xéo cuống hoa để phần dưới của chúng sắc và nhọn, giúp hoa dễ hút nước và tươi lâu hơn. Cắt hoa cao bằng nhau rồi xếp hoa dựa dọc theo cạnh của chậu và đổ đầy

GÓC NỘI TRỢ

CÁNH GÀ CHUA NGỌT

Với đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt hòa quyện trong những miếng thịt vàng sánh mềm mượt, cánh gà chua ngọt là món bạn có thể khoe tài với cả nhà.

Nguyên liệu:

500g cánh gà.

250g cà chua.

Hành khô, tỏi khô, ớt.

Đường, gia vị, dấm, hạt tiêu.

Bột đao.

Thực hiện:

Cánh gà chặt làm 3, ướp hành tỏi khô và gia vị vừa ăn.

Ướp khoảng 15 phút thì giũ sạch hành tỏi, cho cánh gà vào rán vàng.

Cà chua cho vào máy, xay nhuyễn, đổ ra bát, cho thêm dấm, đường làm nước sốt chua ngọt.

Phi thơm hành tỏi, cho cánh gà vào xào sơ, đổ nước sốt cà chua vào lấp xấp, đun sôi nhỏ lửa cho cánh gà mềm.

Cuối cùng cho bột đao vào để nước sốt được sánh.

Bày ra đĩa, rắc hạt tiêu và ớt lên trên, ăn nóng.

GÓC ẨM THỰC

DƯA CHUA NGÀY TẾT Ở TÂY NAM BỘ

Vào những ngày Tết, gần như nhà nào cũng có nồi thịt kho, keo dưa chua (dưa món, dưa củ kiệu, dưa tỏi, dưa hành, dưa cải, dưa cà pháo) v.v …Ngoài các loại dưa chua quen thuộc như các vùng khác, ở miền Tây Nam bộ có nhiều món dưa chua độc đáo ít người biết.

Miền Tây Nam bộ là nơi có nhiều thứ dưa chua lạ như: dưa ngó sen, dưa rau muống, dưa gừng, dưa bồn bồn, dưa năng bộp…. Mời các bạn khám phá các loại dưa chua nầy.

Dưa ngó sen:

Đây là phần tược non của cây sen, mọc chìm sâu dưới bùn. Ngó sen có rất nhiều ở các tỉnh như Đồng Tháp, Sóc Trăng…Người dân nơi đây thường dùng ngó sen làm thức ăn như: nấu canh chua, nấu lẩu, trộn gỏi… và làm một món hấp dẫn trong ngày Tết là dưa ngó sen.

Ngó sen mua ở chợ về lặt lấy phần non rửa sach, để ráo, cắt khúc vừa gắp. Cho ngó sen vào ngâm với nước cốt chanh pha nước lạnh (1 kg ngó sen khoảng ½ kg chanh tươi), cùng với bột mì tinh trong khoảng nửa giờ. Lấy ra, xả nước lạnh vài lần, để ráo. Nấu giấm, đường, muối (1 lít giấm + ½ đường, 3 muỗng canh muối bọt) cho sôi để nguội. Cho ngó sen vào keo, đổ nước giấm đường nguội vào, ngày hôm sau là có thể dùng.

* Dưa rau muống

Rau muống mà làm dưa thì “ăn phát ghiền”. Rau muống mua về (lựa rau muống ta, làm dưa mới giòn, ngon) lặt lấy phần non, bỏ lá, rửa sạch, để ráo. Cho rau muống và tỏi, ớt xắt lát (ít nhiều tùy khẩu vị) vào keo. Nấu hỗn hợp giấm đường, muối cho sôi (theo phân lượng như làm dưa ngó sen). Múc nước giấm đường đổ vô keo ngay khi còn nóng. Dùng đũa dìm rau muống ngập sâu vào giấm, ngày hôm sau là dùng được.

* Dưa gừng:

Đây là món rất thích hợp với món thịt kho tàu vốn nhiều mỡ. Gừng mua ở chợ phải chọn gừng non (làm dưa ăn giòn, ít cay), rửa sạch, cạo vỏ, bào mỏng, cho vào thau xả với nước lạnh vài lần cho sạch (hết phần nước đục). Đem gừng ngâm với nước lạnh + bột mì tinh + một ít phèn chua (cho trắng và giòn) sau đó phơi nắng vài giờ rồi xả lại với nước lạnh cho sạch, để ráo. Cho gừng vào keo. Nấu giấm đường (phân lượng như làm dưa ngó sen) để nguội, đổ vào. Muốn cho dưa chua ngon, ngâm khỏang 2 hôm hãy dùng. Để tránh mốc và không bị chua nên để hũ dưa gừng vào lạnh.

* Dưa bồn bồn:

Bồn bồn là loại cỏ hoang (cùng họ với lác), mọc ở các đầm lầy, ruộng thấp, lá dài giống lá sả. Bồn bồn mọc nhiều nhất là ở Cà Mau và Bạc Liêu. Người ta tách lá, lấy lõi non của cây để chế biến các món ăn như xào tép, xào thịt, nấu lẩu, nấu canh chua… Ngoài ra, bồn bồn còn làm dưa chua để chấm với nước thịt kho hay cá chiên.

Bồn bồn mua ở chợ lựa những lõi bồn bồn còn tươi non. Phần thân, lá non cắt khúc vừa gắp, phần gốc chẻ đôi. Rửa nước lạnh vài lần cho sạch, để ráo. Cho vào keo, nấu hỗn hợp giấm đường để nguội (phân lượng giấm đường như các món trên) đổ vào. Cũng có thể dùng nước vo gạo thay giấm đường, để qua 2 hôm thì chua. Muốn tăng hương vị và chất lượng nên cho vào ngăn lạnh trước khi dùng!

* Dưa năng bộp:

Trái với năng kim có cọng nhỏ, năng bộp cọng lớn hơn đầu đũa, bên trong có nhiều ngăn xốp. Loại cây này có tên năng bộp là do khi tước phần non của cọng năng, dùng 2 tay vỗ vào cọng sẽ phát ra tiếng “bộp”. Đây là một loại rau sạch, rất ngon, mọc tự nhiên nơi đồng ruộng, nhiều nhất ở miệt Sóc Trăng, Bạc Liêu…Người dân nơi đây thường tước phần non của năng bộp để bán và làm thức ăn như: xào, nấu canh, ăn sống, hoặc làm dưa chua để chấm các món kho.

Cách làm dưa nầy cũng giống như dưa bồn bồn. Tước những đọt non của năng bộp, cắt từng khúc vừa gắp, chẻ đôi. Rửa với nước lạnh vài lần cho sạch, để ráo. Cho năng bộp vào keo. Nấu giấm đường để nguội. Ngày hôm sau là có thể dùng.

MÂM CỖ NGÀY TẾT



Gia đình nào ngày 30 cũng cúng tất niên, mời ông bà, cha mẹ tổ tiên về cùng ăn Tết.
Mâm cỗ ngày Tết phản ánh nét văn hóa Á đông của người Việt Nam.

Do thổ nhưỡng, khí hậu của mỗi miền trên đất nước ta khác nhau, nên mâm cỗ Tết của mỗi miền cũng có những đặc điểm riêng biệt, nhưng chung nhất vẫn có bánh chưng hay bánh tét. Ở miền Bắc thì hầu hết là bánh chưng, vào miền Trung là vừa bánh chưng vừa bánh tét. Đến miền Nam thì hầu hết là bánh tét. Ngoài bánh chưng, mỗi miền Tết đến đều có những loại bánh riêng như miền Bắc có bánh tẻ hay bánh răng bừa, miền Trung có bánh lá, miền Nam có bánh ít… Đó là chưa kể các loại mứt.

Giò, nem, ninh, mọc

Trong mâm cỗ ngày Tết thì 4 món giò, nem, ninh, mọc là không thể thiếu.


Mâm cỗ tết miền Bắc (Hà Nội)

Giò: giò được làm từ nhiều các loại thịt khác nhau như heo, bò, gà… Mỗi gia đình tùy theo điều kiện có thể làm nhiều loại giò cùng lúc. Nhìn chung giò ở ba miền tương đối giống nhau về cách làm lẫn hương vị.


Giò heo

Nem: mỗi miền có mỗi gia vị khác nhau đề cho vào nem, nếu miền Bắc làm nem chua, nem chạo, thì miền Trung và miền Nam khi làm nem thường thêm đường, tỏi, ớt để tăng vị chua cay ngọt.


Nem chua

Ninh: món ăn này nấu theo kiểu hầm rất phong phú. Món chung cho cả ba miền là ninh măng nhưng ở miền Bắc dùng măng khô, miền Trung dùng măng khô ninh xương, còn miền Nam thì hay dùng măng tươi để ninh.


Măng ninh xương

Mọc: dùng thịt nạc giã nhuyễn (giò sống) viên tròn trộn với bì lợn. Miền Bắc có món bóng, mực, vây thả, miền trung nấu mọc cùng với miến, miền Nam nấu khổ qua nhồi thịt.


Mọc khổ qua nhồi thịt

Ngoài 4 món truyền thống, tùy theo mỗi gia đình và các địa phương thường có những món ăn khác nhau, rất phong phú. Miền Bắc có cá nướng, các loại cuộn như cuộn hành, cuốn bỗng, miền Trung có cuộn diếp, miền Nam có cuốn thịt heo luộc. Ngoài ra còn có các loại gỏi, như miền Bắc có gỏi rau cần giá, miền Trung có gỏi ngó sen, miền Nam có gỏi bao tử...

MÂM CỖ TẾT TIÊU BIỂU CỦA 3 MIỀN

Mâm cỗ Tết miền Bắc (Hà Nội)

1. Bánh chưng.
2. Dưa hành.
3. Giò nạc, giò thủ.
4. Hành cuốn.
5. Nem.
6. Rau nộm.
7. Măng ninh lưỡi lợn.
8. Mọc nước.
Cơm 3 bát.

Mâm cỗ Tết của miền Trung (Huế)

1. Bánh chưng, bánh tét.
2. Dưa món củ kiệu.
3. Giò lụa.
4. Thịt đông.
5. Gỏi gà bóp rau răm.
6. Nem.
7. Măng ninh khô.
8. Canh miến.
9. Cá chiên hay ram.
Cơm 3 bát.

Mâm cỗ Tết của miền Nam (Sài Gòn)

1. Bánh tét.
2. Dưa giá củ kiệu.
3. Thịt heo luộc.
4. Thịt kho tàu.
5. Gỏi cuốn.
6. Nem.
7. Gỏi tôm thịt.
8. Măng tươi ninh.
9. Khổ qua nhồi thịt.
Cơm 3 chén.